Tại kế hoạch UBND xã đã đưa ra các chỉ tiêu cụ thể như sau:
1. Về Cải cách thể chế
a) 100% các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) do xã ban hành đảm bảo trình tự, thủ tục phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương.
b) 100% các văn bản QPPL về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, công chức, viên chức và người dân.
c) 100% văn bản QPPL còn hiệu lực thi hành được cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
d) 100% các Quyết định của UBND xã được kiểm tra ngay sau khi được ban hành.
2. Cải cách thủ tục hành chính (TTHC)
a) Trên 95% số hồ sơ TTHC được trả kết quả giải quyết đúng hạn; phấn đấu 80% hồ sơ TTHC trả kết quả trước hạn; 100% hồ sơ TTHC giải quyết quá hạn phải thực hiện xin lỗi cá nhân, tổ chức theo đúng quy định.
b) 100% hồ sơ và kết quả giải quyết TTHC được số hóa, cập nhật trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC theo quy định. Hoàn thành việc số hóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực được hình thành từ năm 1997 đến năm 2021 theo đúng lộ trình đề ra tại Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 14/3/2022 của UBND tỉnh về số hóa kết quả giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
c) Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC đạt tối thiểu 90%. Trong đó, mức độ hài lòng về giải quyết các TTHC lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư đạt tối thiểu 85%.
d) 100% TTHC nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước được công bố, công khai và rà soát, đơn giản hóa theo đúng Kế hoạch số 185/KH-UBND ngày 16/11/2022 của UBND tỉnh.
đ) 100% hồ sơ TTHC phát sinh giữa các cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện được thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình hoặc một phần và sử dụng dịch vụ bưu chính công ích.
e) 100% hồ sơ TTHC giải quyết ở xã được cập nhật kịp thời trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC.
g) 100% TTHC có đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến toàn tỉnh hoặc một phần theo quy định, trong đó, ít nhất 80% TTHC được tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia; phấn đấu tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến đạt từ 60% trở lên.
h) Tối thiểu 80% TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến; tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 30% trở lên.
3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
a) Quản lý, sử dụng có hiệu quả biên chế, tổ chức bộ máy, vị trí việc làm. Thực hiện sắp xếp, giảm số lượng tổ chức hành chính theo chương trình, Kế hoạch của tỉnh.
b) Thực hiện giảm biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định của UBND tỉnh.
c) Mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt tối thiểu 90%. Mức độ hài lòng của người dân về cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục công lập đạt tối thiểu 85%.
4. Cải cách chế độ công vụ
a) Cơ quan được phê duyệt vị trí việc làm đảm bảo theo Thông tư hướng dẫn của bộ quản lý ngành, lĩnh vực về danh mục và khung năng lực của từng vị trí việc làm.
b) Thực hiện, sắp xếp cơ cấu công chức đúng theo Danh mục vị trí việc làm được phê duyệt.
c) 100% cán bộ, công chức, người lao động của xã được đánh giá, xếp loại gắn phân công nhiệm vụ, sản phẩm công việc hằng tháng theo Quy định số 540-QĐ/TW ngày 10/10/2022 của Tỉnh uỷ.
d) Kịp thời thực hiện các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành cho 100% cán bộ, công chức và người lao động.
đ) Phấn đấu 100% cán bộ, công chức được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn theo quy định của tỉnh.
e) Phấn đấu 100% cán bộ, công chức thực hiện trao đổi hoàn toàn lượng công việc trên môi trường mạng.
g) Hoàn thành việc cập nhật Cơ sở dữ liệu của 100% CBCCVC bảo đảm theo quy định (đáp ứng đủ 109 trường dữ liệu thông tin), đồng bộ, kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về CBCCVC của Bộ Nội vụ, sử dụng, khai thác Cơ sở dữ liệu bảo đảm thông suốt, hiệu quả.
h) Phấn đấu 100% cán bộ cấp xã; 100% công chức cấp xã đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định và được chuẩn hoá về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng làm việc.
5. Cải cách tài chính công
a) Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt theo kế hoạch UBND huyện giao.
b) Phấn đấu thu hút dự án đầu tư mới vào địa bàn xã tăng so với năm 2023.
c) Nâng cao mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập.
6. Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, chính quyền số.
a) 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số đầy đủ theo quy định bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định.
b) 50% hồ sơ công việc tại xã được lập hồ sơ điện tử và giải quyết trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
c) 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến trên cổng Dịch vụ công.
d) Cổng thông tin điện tử của xã đáp ứng theo quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
e) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của UBND tỉnh, huyện thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo trên Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Hưng Yên có tích hợp với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
Chi tiết tại Kế hoạch số 04/KH-UBND ngày 10/01/2024 và Phụ lục
Đào Nhung - CC văn phòng