Chiến
thắng Điện Biên Phủ 1954 đã góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc trên thế giới, đây cũng là thắng lợi chung của các dân tộc
nhỏ yếu trên thế giới trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do; như
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước
thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một
thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi
của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới”
(1).
Thời gian 65 năm đã trôi qua,
thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 đến nay vẫn còn nguyên giá
trị lịch sử. Đặc biệt, thắng lợi này cũng để lại cho chúng ta những bài
học kinh nghiệm quan trọng; nhất là bài học về vấn đề thực hiện tốt công
tác tư tưởng chính trị góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của quân và
dân ta tại trận chiến lịch sử Điện Biên Phủ. Được thể hiện ở một số nội
dung sau:
Một là, trong chiến dịch Điện Biên Phủ cũng như toàn bộ cuộc kháng chiến chống Pháp là vấn đềđường lốilãnh
đạo của Đảng ta. Trên cơ sở nắm vững chủ nghĩa Mác – Lê-nin đồng thời
xuất phát từ tình hình thực tiễn của cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã đề rađường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn, sáng tạo, khoa học.
Đó là đường lối “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”, tự lực cánh sinh, dựa
vào sức mình là chính. Với đường lối ấy, Đảng ta đã động viên toàn dân,
tập hợp các giai tầng cách mạng, các lực lượng yêu nước; đoàn kết các
dân tộc; củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất,… tạo nên sức
mạnh tổng hợp của cả nước cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược. Thực hiện đường lối đó, Đảng ta đã phát động thành công chiến
tranh nhân dân độc đáo, sáng tạo; củng cố và mở rộng hậu phương kháng
chiến, huy động sức người, sức của ngày càng lớn cho mặt trận với khẩu
hiệu “Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”. Toàn dân tham gia
kháng chiến, cả nước đổ ra mặt trận với một sức mạnh vô địch và tinh
thần quyết chiến, quyết thắng cao độ, nhất là ở mặt trận chính Điện Biên
Phủ đã chứng minh đường lối chính trị đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta.đã
tập trung hướng vào giáo dục phương châm tác chiến của Đảng, xây dựng
niềm tin chiến thắng cho cán bộ, chiến sĩ.
Trung
tuần tháng 9/1953, Bộ Chính trị họp bàn về chủ trương tác chiến Đông
Xuân 1953 - 1954 và đề ra phương châm tác chiến “Tích cực, chủ động, cơ
động, linh hoạt” (2). Nội dung chủ yếu của công tác tư tưởng chính trị
được xác định là quán triệt chủ trương tác chiến trong Đông Xuân 1953 -
1954 của Bộ Chính trị. Đặc biệt, sau khi Đảng ủy và Bộ Chỉ huy chiến
dịch quyết định thay đổi phương châm tác chiến chiến dịch thì nội dung
giáo dục là tập trung quán triệt, phân tích chủ trương thay đổi phương
châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”;
từ chỗ tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu đến chỗ chọn Điện Biên Phủ - nơi
mạnh nhất của địch lúc đó - để tiêu diệt địch. Làm rõ những thuận lợi,
khó khăn và phương pháp khắc phục; phát huy tinh thần chịu đựng gian
khổ, khắc phục khó khăn, liên tục chiến đấu dài ngày, dũng cảm hy sinh,
quyết chiến, quyết thắng. Tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích
cho bộ đội nắm vững chủ trương của trên, sự cần thiết phải thay đổi
phương châm tác chiến chiến dịch. Nhờ đó, bộ đội đã ổn định được tinh
thần, tin tưởng, hăng hái thực hiện mọi nhiệm vụ cả trước, trong và sau
chiến dịch.
Quá trình tác chiến,
tình hình chiến đấu diễn ra rất khẩn trương, gay go, quyết liệt, nhiệm
vụ chiến đấu nhiều, liên tục dài ngày trong những điều kiện gian khổ
thiếu thốn về nhiều mặt; cùng với thời tiết không thuận lợi khiến trong
cán bộ, chiến sĩ đã xuất hiện tâm lý hoang mang dao động, giảm sút ý chí
tiến công, bi quan, hoài nghi thắng lợi,... Vì vậy, trong tiến hành
công tác tư tưởng chính trị Đảng ta đã tổ chức các đợt sinh hoạt chính
trị sâu rộng đến tất cả cán bộ, chiến sĩ nhằm đấu tranh chống tư tưởng
hữu khuynh tiêu cực trong tất cả các đơn vị. Với tinh thần phê bình và
tự phê bình nghiêm khắc, trung thực và thẳng thắn, cấp trên làm gương
cho cấp dưới, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của nhau. Vì vậy, tư tưởng
hữu khuynh, tiêu cực đã bị đẩy lùi.
Hai là, thường
xuyên tiến hành có hiệu quả công tác cổ động chiến trường, củng cố và
nâng cao ý chí quyết tâm chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ.
Trong
chiến dịch Điện Biên Phủ, cơ quan chính trị và cán bộ chính trị các cấp
rất coi trọng công tác tuyên truyền cổ động chiến trường, thường xuyên
tiến hành giáo dục ý thức cổ động chiến trường cho các đơn vị, các lực
lượng tham gia chiến dịch, động viên bộ đội dũng cảm chiến đấu. Bám sát
thực tiễn chiến đấu, với những nội dung thiết thực mang tính quần chúng,
công tác tuyên truyền, cổ động chiến trường diễn ra sôi nổi, rộng khắp
qua từng tình huống chiến đấu, từng trận đánh và trong suốt toàn bộ
chiến dịch. Nội dung công tác tuyên truyền cổ động tập trung vào tuyên
truyền, phổ biến kịp thời những bức thư của Bác Hồ, của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp, của Ban Chỉ huy trận địa và của đoàn thể; những thắng lợi
của ta, sự nguy khốn của địch, những thành tích chiến đấu của đơn vị,
tấm gương anh dũng của các cá nhân, tinh thần vượt qua khó khăn để hoàn
thành nhiệm vụ của tập thể và cá nhân…
Hình
thức, phương pháp tuyên truyền, cổ động hết sức đa dạng, phong phú mang
đậm tính quần chúng như phát huy hoạt động truyền đơn, khẩu hiệu, bảng
tin, tranh cổ động như: “Tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên phủ”,
“Địch cố thủ ta quyết đánh”, “Địch bỏ chạy ta quyết truy”, “Kiên quyết
cắm cờ “Quyết chiến, quyết thắng” lên chỉ huy sở của giặc tại Điện Biên
Phủ”… đặc biệt là trong công tác địch vận, kêu gọi những người Việt đi
lính cho Pháp “Không theo giặc Pháp bắn đồng bào”, “Không làm bia đỡ đạn
cho giặc Pháp”, “Anh em Khố đỏ hãy quay súng bắn lại giặc Pháp”, “Bỏ
hàng ngũ giặc Pháp quay về với Tổ quốc”… đã đem lại hiệu quả thiết thực
trên khắp các chiến trường.
Ba là, giữ vững và đẩy mạnh phong trào thi đua giết giặc lập công, thưởng phạt kịp thời.
Trong
suốt chiến dịch, phong trào thi đua lập công, thưởng phạt kịp thời đã
được mở rộng và phát triển, phát huy được chủ nghĩa anh hùng cách mạng
trong tiến công tiêu diệt địch. Trên thực tế, trong chiến dịch có những
trường hợp tác chiến gặp khó khăn, cấp ủy, cơ quan chính trị, cán bộ
chính trị các cấp đã tăng cường công tác động viên tư tưởng chính trị
gắn với đẩy mạnh phong trào thi đua. Sau khi kết thúc chiến dịch, theo
chỉ thị của Đảng ủy chiến dịch, các đơn vị đã tiến hành công tác bình
công khen thưởng với tinh thần “dân chủ, khách quan, khen thưởng đúng
đối tượng và đúng thành tích”. Thông qua công tác bình công khen thưởng
để tuyên dương những đồng chí có thành tích, đồng thời cũng chỉ rõ những
mặt chưa đạt được để mỗi đơn vị, mỗi cán bộ, chiến sĩ tiếp tục phấn
đấu. Trong bầu không khí dân chủ thẳng thắn, các đơn vị đã đề nghị lên
trên tặng huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên” cho tất cả cán bộ, chiến sĩ đã
tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. 16 cán bộ, chiến sĩ được truy tặng và
tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Có
nhiều nhân tố làm nên thắng lợi Điện Biên Phủ 1954, trong đó phải kể
đến vai trò quan trọng của công tác tư tưởng chính trị. Dưới sự lãnh đạo
của Đảng, công tác tư tưởng chính trị đã phát triển toàn diện với những
hình thức và nội dung phong phú, đa dạng, tích cực, tạo ra sức mạnh
chính trị, tinh thần to lớn có ý nghĩa quyết định đưa đến thắng lợi Điện
Biên Phủ 1954, thắng lợi “được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch
Đằng, một Chi Lăng, hay một Đống Đa trong thế kỷ 20 và đi vào lịch sử
thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô
dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”(3).
Trong
giai đoạn hiện nay, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược
“Diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; thực
hiện “phi chính trị hóa” Quân đội, làm phai nhạt hình ảnh “Bộ đội Cụ
Hồ”; kích động, xuyên tạc, tạo dư luận xấu, gây mất đoàn kết nội bộ, làm
giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang.
Cùng với đó, sự xâm nhập của lối sống thực dụng, các sản phẩm văn hóa
xấu độc, mặt trái của kinh tế thị trường đang có những tác động tiêu
cực đến tư tưởng, đời sống tinh thần của bộ đội và nhiệm vụ xây dựng
Quân đội về chính trị. Thực tế đó đặt ra đòi hỏi phải tăng cường xây
dựng Quân đội vững mạnh, trước hết là vững mạnh về chính trị. Kế thừa
những bài học kinh nghiệm từ thắng lợi Điện Biên Phủ 1954, chúng ta cần
tiếp tục nghiên cứu và vận dụng có hiệu quả bài học về tiến hành công
tác tư tưởng chính trị, từ đó góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt
Nam thực sự cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; đáp ứng
ngày càng tốt yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới./.
Chú thích:
1. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Nxb CTQG, H.2011, tr 11-12
2. TCCT, Tổng kết CTĐ, CTCT trong chiến dịch chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 1, Nxb QĐND, H2013, tr 529
3.
Lê Duẩn, Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì
CNXH tiến lên giành thắng lợi mới, Nxb CTQG, H. 1970, tr. 90.
Nguồn: dangcongsan.vn