Di chúc là những lời căn
dặn và tình cảm thiết tha; là niềm tin sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi lại
toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta và các thế hệ mai sau. Trong những năm qua,
Di của Người đã trở thành thiêng liêng, thành cương lĩnh hành động của toàn
Đảng, toàn dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như trong
công cuộc đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Di chúc của Bác là chúc
thư của một lãnh tụ thiên tài, một nhà cách mạng lỗi lạc có tầm nhìn xa, trông
rộng, một chiến sĩ cộng sản suốt đời yêu thương, trân trọng con người, phấn đấu
hy sinh vì tự do, hạnh phúc của con người. Những tư tưởng lớn, những phẩm chất
đạo đức trong sáng tuyệt vời và chủ nghĩa nhân văn cộng sản tỏa sáng từ Di chúc
lịch sử của chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi là nguồn sức mạnh tinh thần dẫn dắt
toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trên con đường xây dựng Tổ quốc Việt Nam theo
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong Di Chúc Bác viết:
“Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên nghiêm chỉnh thực hiện tự
phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và
thống nhất của Đảng”.
Đây không chỉ
là sự đúc kết, khái quát mang tầm lý luận sâu sắc mà còn là biểu hiện tầm cao
trí tuệ, tình thương yêu rộng lớn đối với con người của một nhân cách lớn ở
Người. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra nguyên lý của đoàn kết trong
Đảng: Không thực hiện dân chủ thì không đoàn kết được, nhất là dân chủ trong
Đảng. Vì Đảng ta cầm quyền, không dân chủ trong Đảng thì làm sao dân chủ trong
dân được. Việc chỉ ra cách thức, phương pháp để thực hiện đoàn kết trong Đảng
bằng “thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình”, là sự trung
thành với những nguyên tắc xây dựng đảng kiểu mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, là
sự vận dụng đúng đắn quy luật tồn tại và phát triển, giải quyết mâu thuẫn trong
Đảng bằng phương pháp hòa bình, đó là phê bình và tự phê bình.
Thứ nhất, phải thực hành dân chủ rộng rãi. Nhờ dân chủ mà
Đảng ta đã khơi dậy, phát huy cao nhất trí tuệ, nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của mình. Nhờ dân chủ mà trong Đảng đã khắc phục được tình trạng
bè cánh, cục bộ, địa phương chủ nghĩa, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, xa rời
quần chúng. Thực hành dân chủ rộng rãi nghĩa là phải dân chủ thực sự, dân chủ
thường xuyên, dân chủ từ Trung ương đến cơ sở. Nhưng, dân chủ phải gắn với tập
trung. Tập trung dân chủ là nguyên tắc sống còn và cũng là biện pháp tốt nhất
để xây dựng Đảng ta. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất để xây dựng Đảng Cộng sản
thành tổ chức chiến đấu chặt chẽ, vừa phát huy sức mạnh của mỗi người, vừa phát
huy sức mạnh của tất cả những ai đã tự nguyện gắn bó với nhau trong một tổ
chức. Nó không biến Đảng thành một câu lạc bộ để mọi người có thể vào ra tùy
tiện, hoặc vào Đảng mà chỉ nói mà không làm, hoặc mỗi người làm một phách, rốt
cuộc triệt tiêu sức mạnh của cả tổ chức và mỗi người. Vì vậy, Hồ Chí Minh gọi
tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức của Đảng.
Theo Hồ Chí Minh, dân chủ và tập trung là hai mặt có quan hệ
gắn bó và thống nhất với nhau trong một nguyên tắc. Dân chủ để đi đến tập
trung, là cơ sở của tập trung, chứ không phải là dân chủ theo kiểu phân tán,
tùy tiện, vô tổ chức. Tập trung là tập trung trên cơ sở dân chủ, chứ không phải
tập trung quan liêu theo kiểu độc đoán chuyên quyền.
Về tập trung, Người nhấn mạnh: Phải thống nhất nhất về tư
tưởng, tổ chức, hành động. Do đó, thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phải
phục tùng cấp trên, mọi Đảng viên phải chấp hành vô điều kiện nghị quyết của
Đảng. Từ đó làm cho “Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh thì chỉ như
một người”
Còn dân chủ, Người đã phân tích đó là “ của quý báu nhất của
nhân dân”, là thành quả của cách mạng. Người đã viết: “Chế độ ta là chế độ dân
chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự
do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng
là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy
chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý”.
Người đặc biệt nhấn mạnh đến việc thực hiện và phát huy dân
chủ nội bộ, vì nếu không có dân chủ nội bộ thì sẽ làm cho “nội bộ của Đảng âm
u”. Trong tình hình ấy, tập trung không tạo nên sức mạnh của Đảng, bởi lẽ Đảng
đã bị suy yếu từ bên trong, như vậy sớm muộn sẽ không còn là Đảng cộng sản. Hơn
nữa, còn phải thấy rằng có dân chủ trong Đảng mới có thể nói đến dân chủ trong
xã hội, mới định hướng cho chế dộ dân chủ, triệu lần dân chủ hơn chế độ tư bản
chủ nghĩa. Trong những năm qua, nhờ quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt nguyên
tắc tập trung dân chủ mà Đảng ta không ngừng lớn mạnh, vượt qua bao thử thách,
lãnh đạo nhân dân ta xây dựng, bảo vệ thành công Tổ quốc Việt Nam XHCN và đặc
biệt trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Kiên quyết đấu tranh chống lại
những biểu hiện trong thực hành dân chủ hình thức. Lợi dụng dân chủ để truyền
bá những quan điểm, tư tưởng cá nhân, xâm hại đến lợi ích chung, gây mất đoàn
kết trong Đảng, trong xã hội.
Thứ hai, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê
bình. Tự phê bình và phê bình là nguyên tắc, là quy luật phát triển của Đảng.
Trong Di chúc, Hồ Chí Minh coi đây là biện pháp tốt nhất để củng cố, phát triển
sự đoàn kết, thống nhất của Đảng. Hồ Chí Minh thường đặt tự phê bình lên trước
phê bình, vì Người cho rằng mỗi Đảng viên trước hết phải tự mình thấy rõ mình,
để phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, cũng giống như phải tự soi gương
rửa mặt hàng ngày. Hơn nữa nếu biết tự phê bình tốt thì phê bình người khác mới
tốt được. Người nhấn mạnh: “Muốn đoàn kết chặt chẽ trong Đảng, ắt phải thống
nhất tư tưởng, mở rộng dân chủ nội bộ, mở rộng tự phê bình và phê bình”. Người
xem tự phê bình và phê bình là vũ khí để rèn luyện đảng viên, nhằm làm cho mỗi
người tốt hơn, tiến bộ hơn và tăng cường đoàn kết nội bộ hơn. Đó cũng là vũ khí
để nâng cao trình độ lãnh đạo của Đảng, để Đảng làm tròn sứ mệnh lãnh đạo cách
mạng, làm tròn trách nhiệm trước giai cấp và dân tộc. Người đã từng thẳng thắn
vạch rõ: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Mộ Đảng
có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có những
khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách để
sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn và
chân chính”.
Nhưng thực hiện tự phê bình và phê bình thật đúng đắn, nghiêm
túc không phải là việc rễ ràng. Tự phê bình và phê bình không những là một vấn
đề của khoa học cách mạng mà còn là nghệ thuật cách mạng, vì vậy Người lưu ý
cán bộ, đảng viên và các cấp bộ đảng từ trên xuống dưới không những phải luôn
luôn dùng mà còn khéo dùng cách tự phê bình và phê bình; Cán bộ càng cao, trách
nhiệm càng lớn càng phải gương mẫu tự phê bình và phê bình. Muốn thực hiện tốt
nguyên tắc này, đòi hỏi mỗi người phải
trung thực, chân thành với bản thân mình cũng ngư đối với người khác,
“Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Người đã phê phán thái độ lệch lạc
sai trái thường xảy ra trong tự phê bình và phê bình như thiếu trung thực, che
dấu khuyết điểm của bản thân, sợ phê bình, không dám phê bình, nể nang né
tránh, dĩ hòa vi quý, hoặc ngược lại lợi dụng phê bình để nói xấu, bôi nhọ, vùi
dập đả kích người khác…
Hồ Chí Minh căn dặn, khi tự phê bình và phê bình cần phải đề
phòng:
-
Những cán bộ đảng viên dĩ hòa vi quý. Đó là những người miễn sao
cho xong chuyện, không tự phê bình cũng chẳng phê bình ai.
-
Những cán bộ, đảng viên đầu cơ, lợi dụng phê bình để “đập cho tơi
bời”, để đạt được mục đích tự tư, tự lợi.
-
Những cán bộ cực đoan máy móc, thái độ “đối với những người có
khuyết điểm và sai lầm… như đối với “ hổ mang thuồng luồng”.
“Thái
độ của mỗi người với những khuyết điểm
của Đảng ta cũng khác nhau. Bọn phản động thì lợi dụng những khuyết điểm đó mà
tô vẽ thêm hoặc phá hoại Đảng ta.
Lợi dụng những sai lầm và khuyết điểm đó để
đạt được mục đích tự tư, tự lợi.. Đó là thái độ của đảng viên và cán bộ đầu cơ.
Bọn thứ ba thì sao cũng mặc kệ, sao cho xong chuyện thì thôi.
Không phê bình, không tự phê bình. Đó là thái độ của những đảng viên và cán bộ
ươn hèn, yếu ớt.
Bọn
thứ tự thì đối với những người có khuyết điểm và sai lầm đó như đối với hổ
mang, thuồng luồng. Họ đòi phải đuổi bọn kia ra khỏi Đảng ngay. Nếu đảng không
làm được như thế họ cho rằng như thế là hỏng hết rồi! Do đó họ đâm ra chán nản,
thất vọng. Hoặc họ không làm gì nữa hết. Thậm chí họ bỏ Đảng. Đó là thái độ của
những người máy móc quá. Đó cũng là bệnh chủ quan”.
Người hiểu rõ, đã là con người thì ít, nhiều đều có khuyết
điểm, nhưng quan trọng là phải nhận rõ khuyết điểm, không được che giấu khuyết
điểm, tự phê bình để sửa chữa, khắc phục, vươn lên tự chiến thắng thói hư tật
xấu của mình. Đối với đồng chí, đồng đội, Người yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên
phải phê bình một cách thẳng thắn, chân thành nhằm giúp đồng chí, đồng đội nhận
rõ sai lầm, sửa chữa để không ngừng tiến bộ. Như vậy, mục đích của tự phê bình
và phê bình là giúp cho bản thân và đồng đội ngày càng tiến bộ hơn; tuyệt đối
không vì mâu thuẫn cá nhân, động cơ cá nhân mà phê bình theo kiểu “vạch lá tìm
sâu”, “bới lông tìm vết” nhằm trù dập, đấu đá, hạ bệ lẫn nhau. Theo Hồ Chí
Minh, tự phê bình và phê bình là công việc thường xuyên; ngừng tự phê bình và
phê bình tức là ngừng tiến bộ, là thoái bộ. Từ ngày thành lập đến nay, đặc biệt
trong 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn lấy tự
phê bình và phê bình làm nguyên tắc xây dựng và phát triển Đảng. Tuy nhiên,
cũng còn không ít cơ sở, đảng viên thực hiện nguyên tắc này chưa thường xuyên,
chưa nghiêm túc, thậm chí còn để những kẻ cơ hội chui vào hàng ngũ của Đảng mưu
cầu lợi ích cá nhân. Kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Người, mỗi chúng ta
cần nhận thức sâu sắc hơn, thực hiện triệt để hơn vấn đề này để Đảng luôn trong
sạch, làm cho uy tín, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng không ngừng
được nâng cao.
Để thực hiện tốt lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di
chúc nhằm xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam thật sự là đọa đức, là văn minh trong
giai đoạn hiện nay chúng ta cần thực hiện dân chủ trong Đảng, thường xuyên,
nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình nhằm ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về đạo
đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhằm đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong văn kiện
hội nghị lần thứ tư BCH TƯ khóa XI đã nhấn mạnh: “Mỗi tổ chức, mối cán bộ, đảng
viên cần tự giác, trung thực, đánh giá mình cho thật khách quan. Tập trung kiểm
điểm trên các vấn đề trách nhiệm, đối với công việc, đối với đơn vị;phẩm chất
cá nhân của mình về các mặt: nhận thức, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
ý thức tổ chức kỷ luật…Thấy rõ ưu điểm để phát huy, nhận ra khuyết điểm để sửa
chữa”.
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, dưới sự lãnh
đạo của Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết dịnh mọi thắng lợi của cách
mạng Việt Nam.Có Đảng lãnh đạo, lực lượng quần chúng nhân dân sẽ trở thành sức
mạnh vô địch để làm nên sự nghiệp vĩ đại của mình. Tuy nhiên , trong qua trình
lãnh đạo cách mạng, có lúc Đảng đã phạm phải khuyết điểm sai lầm, làm tổn hại
đến uy tín và thanh danh của Đảng. Với tinh thần của một Đảng cách mạng theo tư
tưởng HCM, Đảng đã dám nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, dám công khai thừa
nhận sai lầm khuyết điểm, chỉ rõ nguyên nhân, từ đó đề ra những biện pháp cần thiết để sửa chữa, khắc phục.
Không lảng tránh sự thật, dù là sự thật đáng buồn đến mấy chăng nữa, không che dấu khuyết điểm,
sai lầm, dù những khuyết điểm sai lầm đã làm cho chúng ta đau đớn; và điều quan
trọng không phải ở chỗ thừa nhận sự thật, thừa nhận khuyết điểm sai lầm rồi để
đấy, mà phải kiên quyết khắc phục, sửa chữa cho được. đó chính là một trong
những thước đo, những chuẩn mực quan trọng để đánh giá một Đảng có thật sự cách
mạng hay không.
Với tinh thần tự phê bình và phê bình nghiêm túc hội nghịnghị
lần thứ tư BCH TƯ khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”
bên cạnh việc đánh giá đúng những thành tựu nổi bật trong công tác xây dựng
Đảng đã chỉ rõ “Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn
còn không ít những hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo
dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân
với Đảng…Các nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình ở nhiều nơi
vừa bị buông lỏng trong thực hiện, vừa chưa được quy định cụ thể để làm cơ sở
cho công tác kiểm tra, giám sát”
Trên cơ sở đó trong, nghị quyết cũng chỉ rõ những giải pháp
cơ bản trong công tác xây dựng Đảng, trong đó có nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền
phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, thực hiện tốt nguyên tắc tập
trung dân chủ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng
những lời căn dặn và tình cảm của Bác mãi mãi là nguồn cổ vũ, động viên cán bộ,
đảng viên và nhân dân vươn lên trong sự nghiệp đổi mới vững tiến lên thực hiện
thắng lợi mục tiêu xây dựng nước ta: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng,
văn minh”, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
Người viết: Lê Thị Hương Lan
Khoa LL Mác- Lênin, TT Hồ Chí Minh